Phục hồi đồng hồ Seiko Champion

Đôi nét về Seiko và dòng Seiko Champion

Trong bài “Phục hồi đồng hồ Seiko 5 chém cạnh” WRVN đã giới thiệu sơ lược về lịch sử hãng Seiko và một số kỹ thuật trên các bộ máy mà Seiko xuất xưởng những năm 60′. Những năm đầu sản xuất những chiếc đồng hồ đồng tiên của hãng mang tên Seikosha (). Trong đó “Seiko” mang ý nghĩa sự tinh tế, thành công, “sha” mang ý nghĩa như từ “xá” hoặc “nhà”.

Tiếp nối những thành công trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ đeo tay, trong những năm 196x Seiko đã tung ra nhiều mẫu đồng hồ, trong đó có mẫu tầm trung là Champion. Về cơ bản, Champion là mẫu đồng hồ thanh lịch dành cho đàn ông, với cót lên tay, mặt cỡ 39, bộ kim kiểu thanh gươm, cọc số đơn giản. Ban đầu dòng Champion chỉ có 2 bản 17 jewels hoặc 19 jewels và đều không có lịch. Sau đó Seiko tiếp tục xuất xưởng dòng Champion Calendar (năm 1962) và Champion 850 (năm 1963) và phiên lịch thứ/ngày của Champion 860 (năm 1964). Ngoài ra, dòng Champion cũng có một số phiên bản đặc biệt mà trong số đó thì Champion Alpinist là nổi tiếng nhất, được cho là nhắm tới những người trẻ tuổi ưa khám phá. Máy của Seiko Champion chỉ có chữ Seikosha kèm theo 17/19 jewels và đều không đánh số.

Nhập viện và thăm khám

Chiếc Seiko Champion Diashock 17 jewels được các chủ nhân gìn giữ một cách khá cẩn thận. Với tuổi đời đến 60 năm mà mặt kính chỉ bị xước dăm đôi chỗ; các chi tiết kim loại như vỏ, nắp đáy đều còn sáng bóng, kim và mặt đều nguyên bản, trắng sáng, núm còn zin có khắc chữ S (Seiko)

IMG_1556

Kiểm tra sơ bộ thì chiếc Champion cũng được cất tủ khá lâu, lên cót tương đối khó khăn, sau khi lên cót thì lúc chạy lúc nghỉ, sai số rất lớn và thay đổi.

Điều trị

Trước hết là gỡ nắp đáy, mặt kính và vỏ để lấy máy. Do tuổi đời của chiếc Champion đã cao nên bánh lắc (Balance wheel) cũng được gỡ trước đề phòng rủi ro.

IMG_1456IMG_1457

Để tránh xước mặt số, WRVN dùng miếng lót Bergeon trước khi gỡ bộ kim. Ở góc chụp này cho thấy bộ kim còn nguyên bản sáng bóng.IMG_1458IMG_1459

Mặt số và các chi tiết được gỡ dần

Tiếp theo đó là gỡ các chi tiết trống cót, bánh xe gai, bánh răng truyền động,…

Do lâu ngày không bảo dưỡng, lau dầu nên các chi tiết đều có nhiều cắng dầu, trống cót, ổ chân kính bẩn

IMG_1468IMG_1469

Sau khi được tháo rời, các chi tiết được làm sạch hai lần bằng máy tạo sóng siêu âm, hong khô, tẩy sạch các vết dầu khô. Tuy nhiên chân kính của bánh xe gai và ngựa lại đã hỏng không thể tiếp tục sử dụng, buộc phải thay thế (đúng với nhận định lúc đầu khi thăm khám). Việc tìm kiếm chi tiết thay thế cho bộ máy 60 năm tuổi không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn cần đến sự may mắn. Finally I found it -> https://www.ebay.com/itm/254296738509. Giờ thì đành ngồi chờ chú đưa thư thôi…

Cập nhật

Bộ máy Seikosha 860 mới mua cũng đã han gỉ nhiều, rất may là các chi tiết cần thiết vẫn còn tốt

IMG_1548

Hoàn tất việc lắp ráp

Và cân chỉnh

Và cuối cùng là lên tay

IMG_1552IMG_1553IMG_1554IMG_1555

Hi vọng chiếc Seiko Champion lại tiếp tục mạch đập không ngừng nghỉ để làm hài lòng chủ nhân.

 

Jowissa Ethno

 

Lịch sử thành lập JOWISSA

Hãng JOWISSA được thành lập bởi nhà sản xuất đồng hồ Josef Wyss, có quê gốc tại vùng Bettlach ở bang Solothurn,Thụy Sĩ. Truyền thống sản xuất, chế tạo đồng hồ trứ danh, lâu đời từ thế kỷ 18 tại Bettlach đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chàng trai Wyss trẻ tuổi vốn sẵn đam mê với nghề thủ công. Năm 1940, ở tuổi 25, Wyss quyết định sẽ làm nghề đồng hồ.

Cùng với niềm đam mê nghề đồng hồ là một tinh thần kinh doanh, năm 1951 Wyss đã quyết định thành lập công ty riêng cùng với vợ, Mathilde và năm đứa con của họ. Công ty được đưa vào hoạt động ngay tại chính ngôi nhà của họ ở số 29 đường Hasenmatt. Công ty được lấy tên JO-WIS -SA ghép từ những chữ cái trong tên của Josef Wyss và “SA”, chính là từ viết tắt của đăng ký doanh nghiệp tại Thuỵ Sỹ .

Triết lý của JOWISSA

Wyss đặt ra một triết lý đặc biệt cho JOWISSA ngay từ đầu, đó là chất lượng cao nhất nhưng giá cả thật hợp lý; thiết kế của đồng hồ là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Khi được đeo lên tay, chiếc đồng hồ Jowissa phải trở thành phụ kiện hoà cùng sắc đẹp của chủ nhân.

Sau khi thành lập JOWISSA, gia đình Wyss đã không ngừng đổ vào đó niềm đam mê, năng lượng sáng tạo của họ, rồi thì những mẫu đồng hồ Swiss made của họ trở nên hấp dẫn thị trường đến mức họ phải xây dựng một nhà máy liền kề với gia đình để theo kịp sản xuất. Nhu cầu của thị trường đối với đồng hồ JOWISSA liên tục tục phát triển và sau 20 năm, Wyss quyết định chuyển đến trụ sở tại số 16 phố Dorf.

Các mẫu đồng hồ của JOWISSA đều hướng đến sự tinh tế, đơn giản, có chất lượng theo tiêu chuẩn khắt khe của Thuỵ Sỹ, và là phụ kiện thời trang hàng ngày không thể thiếu của phụ nữ trẻ, năng động, hiện đại.

Mẫu JOWISSA ETHNO

Mẫu JOWISSA ETHNO ra mắt năm 2017 thu hút sự chú ý bởi thiết kế tinh tế, đơn giản, với điểm nhấn là màu trắng thanh thoát của mặt đồng hồ kèm theo dây da được thêu hoạ tiết phối màu hợp lý, phảng phất tính hoang dã. Vỏ đồng hồ được làm từ mạ vàng với thiết kế phẳng ôm cổ tay, khả năng chống nước tới 3 ATM giúp chống nước đi mưa, rửa tay.  Thông số kỹ thuật cơ bản cho 2 mẫu to/nhỏ như sau:

  • Kích thước (W x H): 3.1 x 0.6 cm
  • Máy quartz Ronda 762 (Swiss)
  • Đường kính (Ø): 36 mm hoặc 24,5 mm
  • Động rộng dây: 18 mm hoặc 10 mm
  • Chiều dài dây (gồm cả khoá) : 26 cm
  • Màu sắc: Đỏ, Trắng

Phục hồi đồng hồ Seiko 5 “chém cạnh”

1. Về hãng Seiko

Seiko là một công ty Nhật Bản nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ, thiết bị điện tử, phụ kiện bán dẫn và quang học. Được thành lập vào năm 1881 khi Kintarō Hattori mở một cửa hàng đồng hồ và kim hoàn ở trung tâm Tokyo. Sau đó 11 năm, ông mở xưởng sản xuất và xuất xưởng đồng hồ đồng tiên mang tên Seikosha (). Trong đó “Seiko” mang ý nghĩa sự tinh tế, thành công, “sha” mang ý nghĩa như từ “xá” hoặc “nhà”. Năm 1923 Seiko sản xuất mẫu đồng hồ đeo tay đầu tiên. Đến năm 1969 cho ra đời mẫu đồng hồ quartz đầu tiên vô cùng nổi tiếng là Seiko Quartz Astron là cột mốc quan trọng của ngành đồng hồ.

2. Về đồng hồ Seiko 5

Dòng đồng hồ Seiko 5 được ra đời đáp ứng nhu cầu thế hệ thập niên ’60 với 5 tiêu chí đặc biệt ở thời điểm đó là: (1) Lên giây tự động; (2) Ngày/thứ trong một cửa sổ; (3) Chống nước; (4) núm vặn ở vị trí 4h để hạn chế vướng cổ tay; (5) Vỏ và dây sắt chắc chắn, bền bỉ. Cùng với đó là các phát minh, sáng chế của Seiko được áp dụng để chống chọi với thách thức, nâng cao độ bền cho mọi chiếc đồng hồ. Theo Seiko, để một chiếc đồng hồ được đánh giá là bền, nó phải chống được hai mối đe dọa là : nước và sốc.

Chống nước là tiêu chí bắt buộc đối với mọi chiếc Seiko 5 kèm theo dây sắt để đảm bảo toàn bộ chiếc đồng hồ chống chịu được với mồ hôi và nước. Về chống sốc, Seiko áp dụng một số phát minh quan trọng trên dòng đồng hồ này như: vật liệu Diaflex cho dây cót; cơ chế chống sốc diashock (cơ cấu gồm 1: vòng đàn hồi; 2 lẫy; 3 khe)

Diashock

Cơ chế lên dây cót tự động magic lever của Seiko rất hiệu quả khi tận dụng được lực quay của bánh đà theo cả thuận & nghịch chiều kim đồng hồ.

Các mẫu Seiko 5 ban đầu được lắp bộ máy 7009A, 17 chân kính, 21.600 b b/h/h, giữ cót ~ 43 giờ, cực kỳ bền bỉ và chắc chắn. Sau này cho đến nay dòng Seiko được chuyển sang dùng máy 7s26 hoặc 7s36 cùng có dao động 21.600, giữ cót khoảng 40 giờ.

3. Mẫu Seiko 5 chém cạnh

Đồng hồ Seiko cổ đã trở thành “vũ khí tán gái” số 1 của thanh niên thời bao cấp. Seiko được ao ước tới mức thời đó xuất hiện “đồng dao”:

“Một yêu anh có Seiko

Hai yêu anh có Peugeot cá vàng

Ba yêu anh có téc gang

Bốn yêu hộ tịch rõ ràng thủ đô…

Chiếc Seiko 5 chém cạnh (theo cách gọi ở miền Bắc) hoặc chặt góc (theo cách gọi ở miền Nam) lúc bấy giờ trị giá khoảng 1 chỉ vàng. Với bề ngoài vuông vức, nam tính, chất lượng cao, hiệu quả sử dụng bền bỉ, chiếc Seiko 5 chém cạnh lúc đó là vật không thể thiếu đối với thanh niên bấy giờ.

4. Bệnh nhân Seiko 5 chém cạnh

Chiếc Seiko 5 được tiếp nhận, khám xét sơ bộ cho thấy tình trạng:

  • Mặt kính xước băm dọc ngang (chắc chủ nhân nó cũng số má ngang dọc !)
  • Gần như không giữ cót
  • Sai số khủng, khoảng 130 giây/ngày
  • Dạ quang trên kim đã han gỉ
  • Dây vỏ két bẩn (!)

IMG_0826

Việc tiếp theo là tháo đáy ren xoáy tiếp cận bộ máy bên trong. Quan sát sơ bộ cho thấy dầu máy đã khô két

IMG_0864

IMG_0865
Kim han rỉ, dạ quang không còn tác dụng
IMG_0866
Gỡ kim, dùng miếng đệm tránh xước mặt số
IMG_0867
Mặt dưới của mặt số. Một chân cọc đã bị gãy trước đó
IMG_0868
Mặt trước
IMG_0869
Mặt trước khi đã gỡ lịch

Tiếp tục lần lượt tháo, gỡ các bộ phận

fullsizeoutput_af4
Mặt Trống cót có dầu khô két
IMG_0872
Mặt cầu có dầu khô
IMG_0874
Một góc chụp khác của cầu
fullsizeoutput_af5
Khung máy còn lại
IMG_0880
Các bộ phận sau khi tháo rời

Quá trình vệ sinh bằng máy tạo sóng siêu âm qua 2 bước: (1) Ngâm và tẩy sạch bằng dung dịch đặc biệt; (2) Ngâm và tẩy sạch bằng nước

Trước khi lắp ráp các chi tiết được làm sạch một lần nữa bằng gôm Rodico, trả lại vẻ ngoài sáng bóng thẩm mỹ. Sau khi vệ sinh, các chi tiết được lắp ráp. Song song với việc lắp ráp là tra dầu cho các cơ cấu chuyển động.

IMG_0910
Bộ máy cơ 7009A

 

Tiếp đó bộ máy 7009A được cân chỉnh nhanh/chậm sử dụng bằng máy đo chuyên dụng TimeGrapher. Hướng dẫn cách đo nhanh/chậm bằng máy đo chuyên dụng TimeGrapher tại đây.

Bộ máy 7009A được đặt trên micro thu âm thanh dao động theo chiều dial-down (mặt đồng hồ úp xuống). Kết quả hiển thị trên máy cho thấy sai lệch chân kính con lăn (roller jewel) khá lớn (3,7 ms).

IMG_0900Cân chỉnh sai lệch chân kính con lăn giảm còn 0,6 ms, sau đó là 0,1 ms

 

 

 

 

IMG_0907IMG_0908Quá trình cân chỉnh

IMG_0914IMG_0915

IMG_0916
Thay gioăng chống nước cho nắp đáy
IMG_0918
Đánh bóng mặt kính giảm xước băm
IMG_0919
Đánh bóng mặt kính
IMG_0921
Trên tay đồng hồ Seiko 5 chém cạnh sau đại tu

Chiếc Seiko chém cạnh đã sẵn sàng lên tay. Chỉ có chút băn khoăn là không biết chủ nhân của nó liệu còn dùng nó để tán gái nữa không?

Đồng hồ Versace 86Q

Mẫu đồng hồ 86Q được hãng Versace tung ra năm 2016 khá nổi bật với mặt trắng, dây da trắng, logo hình đầu Medusa ở vị trí 12 giờ. Điểm nhấn đặc biệt chính là phần mặt kính trong suốt bao quanh thân đồng hồ và hàng trăm viên bi nhỏ, chuyển động theo cử động của cổ tay, nhìn rất sống động.

81CivFmWrNL._UL1500_

Nói thêm đôi chút về logo hình đầu Medusa của hãng Versace thế này:

Theo thần thoại Hy Lạp thì Medusa vốn là một nữ tu nhan sắc yêu kiều với mái tóc bồng bềnh quyến rũ, là cô em út trong 3 chị em nhà Gorgon. Mê đắm vẻ đẹp của Medusa, thần biển Poseidon đã cưỡng bức nàng ngay tại đền thờ nữ thần Athena. Vì tức giận, Athena hóa phép biến mái tóc bồng bềnh của Medusa thành những con rắn ngoe nguẩy đáng sợ, bất cứ ai trực tiếp nhìn vào mắt Medusa sẽ ngay lập tức hóa đá. Từ xa xưa Medusa đã là nguồn cảm hứng trong nghệ thuật, được tạc tượng, khắc hoạ tại nhiều nơi. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng, đầu nữ thần tóc rắn Medusa sẽ mang lại điềm may, bảo vệ khỏi thế lực hắc ám. Theo đó, hình ảnh đầu nữ thần tóc rắn Medusa xuất hiện trên nhiều vật dụng, đồ tạo tác của người dân Hy Lạp như trên bùa hộ mạng để xua quỷ dữ, khiên chắn, áo giáp ngực, đồ khảm, các bức tượng

gm_00926501_1300Medusa Roman bust at the Vatican City

Gianni Versace (1946-1997), nhà thiết kế sáng lập hãng đã chọn hình ảnh đầu Medusa là biểu tượng của hãng từ năm 1993, với ý nghĩa là vẻ đẹp chết người của Medusa đã làm cho bất kỳ ai cũng sẽ mê đắm nàng, ngay khi nhìn vào mắt nàng sẽ hoá đá và không có đường quay trở lại. Và Gianni Versace hi vọng sản phẩm của Versace cũng sẽ có được tình yêu như vậy của mọi người. Thay vì sử dụng toàn bộ đầu rắn của Medusa, Gianni chỉ khắc họa nàng trên logo là một người phụ nữ với mái tóc bồng bềnh tỏa hào quang, đôi môi đầy đặn và tỷ lệ gương mặt hoàn hảo. Đôi mắt không có con ngươi của nàng sâu hun hút như ẩn chứa cả thế giới mê hoặc. Trong suy nghĩ của nhà thiết kế quá cố, đôi mắt của nữ quỷ Medusa là biểu tượng cho sự hấp dẫn đến chết người. Gương mặt lạnh lùng, tàn ác thể hiện sức mạnh của sự thống trị tuyệt đối, sức hấp dẫn khó cưỡng và vẻ quyến rũ điên đảo lòng người. Đó cũng là ba đặc tính cơ bản khi nhắc đến nữ quỷ tóc rắn. Hóa thân của Medusa trên biểu tượng của Versace nhằm thể hiện tầm nhìn như thế.

IMG_0943
Hình ảnh logo Versace – hình đầu Medusa trên mẫu đồng hồ 86Q

Mẫu 86Q sử dụng bộ máy ISA K62 khá đặc biệt với cơ chế bấm chỉnh giờ thông qua nút bấm chìm phía sau mặt máy mà không có núm vặn như các bộ máy thông thường khác.

IMG_0938

Cách chỉnh giờ đối với mẫu Versace 86 dùng bộ máy ISA K62

Đồng hồ đã sẵn sàng lên tay cùng với biểu tượng Medusa như là tấm khiên bảo vệ chủ nhân đồng thời làm mê đắm lòng người.

IMG_0941

 

 

 

Sửa chữa đồng hồ Orient Crystal

Sơ lược về hãng Orient và mẫu Orient Crystal 3 stars

Hãng sản xuất đồng hồ đeo tay Orient được thành lập vào tháng 07 năm 1950 tại Tokyo.  Trước đó, từ năm 1901, ông Shogoro Yshida – người sáng lập ra Orient – đã mở một cửa hiệu đồng hồ tại Ueno, một khu thương mại sầm uất ở Tokyo. Gần 70 năm kể từ ngày thành lập, hãng đã liên tục cố gắng để đồng hồ mang thương hiệu Orient trở nên phổ biến trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, với sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng đồng hồ danh tiếng từ Thuỵ Sỹ hoặc các hãng bình dân từ Hồng Công, cùng với sự bùng nổ của đồng hồ điện tử,  đồng hồ thông minh,… hãng Orient vẫn tiếp tục đứng vững và phát triển bằng những cải tiến trong chất lượng và sự đa dạng của kiểu dáng. Hãng vẫn liên tục cho ra mắt những bộ sưu tập, những dòng đồng hồ phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của đàn ông cũng như phụ nữ, với giá cả phải chăng, trở thành sự lựa chọn của nhiều người yêu đồng hồ trên thế giới và Việt Nam.

Tại Việt Nam người tiêu dùng đã biết đến thương hiệu đồng hồ Orient từ rất lâu. Ở Sài Gòn, đồng hồ bốn mặt cũ được hãng đồng hồ Orient tặng nhân dân Sài Gòn vào năm 1964. Trải qua gần 50 năm, đồng hồ bốn mặt đường Nguyễn Huệ đã chứng kiến biết bao sự kiện và đổi thay của thành phố. Nó đã đi vào lòng biết bao nhiêu con người, và nó cũng là phần hồn của con đường này. Các mẫu đồng hồ nổi tiếng của Orient có thể kể đến là mẫu đồng hồ Sea King (hay còn gọi là SK) – “Thủy quân lục chiến” đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam. Mẫu đồng hồ Orient Crystal 3 ngôi sao cũng là mẫu rất quen thuộc, phổ biến từ những năm 90 với những đặc điểm:

  • Là mẫu đồng hồ cơ bản (entry level) của Orient
  • Bộ máy in-house cal. 46943 với 21 chân kính, được thiết kế, ra đời từ những năm 70 với ưu điểm bền bỉ, chính xác có thể sánh với nhiều bộ máy của Thuỵ Sỹ nhưng giá lại rất phải chăng, hợp lý. Điểm trừ chỉ là không có hacking (dừng kim giây), không lên giây cót bằng tay
  • Mặt kính cứng, trải qua thời gian không thể tránh khỏi vết xước dăm trên mặt. Bù lại giá thành rẻ hơn hẳn so với kính sapphire, đặc biệt là ở thời điểm thập niên 90’s
  • Mặt và kim hợp lý với cọc số gắn trên mặt điểm nhấn là chấm dạ quang dưới chân cọc số, bộ kim kiểu dáng ba toong
  • Hiện nay giá trung bình cho một chiếc Orient Crystal 3 stars (mới 90%) là khoảng 300 $

“Bệnh nhân” Orient Crystal 3 stars

Đồng hồ Orient Crystal 3 stars 21 jewels (S/N: 469WC8-60 CA) nhập viện trong tình trạng:

  • Chỉ chạy được vài phút sau khi lắc
  • Kính xước nhiều, dây dão, dạ quang kim mờ – dấu hiệu lão hoá không tránh khỏi của một chiếc đồng hồ đã gần 20 năm tuổi
  • Ngày và thứ vẫn có thể chỉnh được bình thường

Với tình trạng của chiếc Orient cho thấy tối thiểu cũng cần lau dầu, cân chỉnh. Bây giờ là lúc bắt tay vào việc thôi !

Đầu tiên là mở nắp đáy với Jaxa tool

IMG_0772

Tình trạng sơ bộ là dầu máy khô bết, bánh đà bị rỗ lỗ chỗ

Mặt đồng hồ bị lão hoá khá nhiều. Dạ quang trên kim đã ngả màu han rỉ, không còn phát sáng; mặt kính trầy xước khá nhiều chứng tỏ đã qua tay nhiều chủ sử dụng không cẩn thận; mặt số ngày và thứ bị lão hoá nhưng vẫn còn khá sắc nét; bánh răng lên cót bị cặn dầu khô bám, két lại khiến cho truyền động rất khó khăn.

Máy được tháo rời từng bộ phận để đưa vào vệ sinh bằng máy ultrasonic.

Kim giờ đã han rỉ, dạ quang lão hoá không còn phát sáng.
IMG_0805

Sau khi vệ sinh, lần lượt từng bộ phận được hong khô sau đó tẩy sạch một lần nữa bằng gum rodico để bảo đảm rằng mọi vết dầu khô hoặc chất bẩn đều không còn.

Tiến hành lắp ráp, tra dầu

Cân chỉnh bằng máy timegrapher trước khi đóng nắp; kiểm tra chức năng lên giây tự động; kiểm tra chỉnh lịch ngày và thứ;  và Lên tay!

IMG_0801

Hi vọng chiếc Orient Crystal 3 stars sẽ tiếp tục bền bỉ phục vụ nhu cầu xem giờ của chủ nhân một cách chính xác nhất.

Sửa chữa đồng hồ GUCCI

1. Tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ

Chiếc Gucci được tiếp nhận trong tình trạng ngừng chạy hoàn toàn, dây xước dăm, mặt kính có một vài vết xước nhỏ.

2. Kiểm tra

Xem nguyên lý hoạt động của đồng hồ quartz tại đây.

Kiểm tra lần lượt:

  • Kim phút không chạm mặt kính; kim giờ không chạm mặt đồng hồ, loại trừ nguyên nhân do ma sát giữa kim và mặt đồng hồ ♦
  • Thử xem liệu có bị bó máy. Kết quả cho thấy máy không bị bó ♦
  • Vệ sinh khoang chứa pin và lá đồng tiếp xúc, đảm bảo pin cung cấp điện đến bộ maý, thay pin mới nhưng kim vẫn không nhúc nhích ♦
  • Như vậy có thể thấy IC đồng hồ đã hỏng. Với lỗi này thì phương án tốt nhất là thay cả bộ máy ♥♥♥

3. Tháo máy

Trước khi tháo máy khỏi vỏ thì cần tháo trục núm, nhẹ nhàng lật mặt đồng hồ đặt lên vải mềm hoặc gỗ cây cơm nguội để tránh làm xước mặt hoặc hỏng kim đồng hồ, khẽ ấn vào núm đồng thời xoay và rút trục núm.

IMG_0480

Tháo kim, miếng đệm Bergeon được dùng để tránh gây xước cho mặt đồng hồIMG_0234

Xác định mã số, ký hiệu của bộ máy, trong trường hợp này là máy ETA 901.001 và thông số không kém phần quan trọng là độ dày của máy, phải cần đến thước kẹp. Độ dày của máy là 3,35 mmIMG_0236

Thông số cơ bản của ETA 901.001:

  • Đường kính ngoài : 5 1/2 x 6 3/4 Ligne hoặc 13.0 x 15.15 mm
  • Độ dày máy, chưa tính đến trục kim là 2.40 mm; Độ dày từ đáy đến đỉnh trục kim (thông số quan trọng để xác định đúng loại máy) là 3.4 mm
  • Pin loại 321
  • Máy dùng 2 kim; Kim giờ 1.2 mm; kim phút: 0.7mm
  • Có 01 chân kính (jewel)
  • Sản xuất, lắp ráp tại Thuỵ Sỹ bởi hãng ETA

ETA 901_001

Và sau đó tìm website bán hàng, đặt hàng….chờ đợi….chờ đợi….

Hàng về.

fullsizeoutput_a7b

  • Việc đầu tiên là kiểm tra bộ máy, đảm bảo hoạt động ổn định, chính xác.
  • Gắn mặt đồng hồ lên máy: chắc chắn, đúng hướng, không gây bất kỳ xước xát nào lên “bộ mặt” của đồng hồ. Làm sạch mọi vết bẩn, dấu vân tay (nếu có) trên mặt đồng hồ.
  • Gắn kim giờ, kim phút và lưu ý: kim không chạm mặt đồng hồ, song song với mặt đồng hồ, đúng với cọc số, trường hợp không có cọc số thì căn chỉnh để 2 kim vuông góc tại vị trí 3/9 giờ.
  • Lắp pin, lưu ý phải dùng panh loại nhựa, tránh đoản mạch chập hỏng pin hoặc chập mạch đồng hồ
  • Đóng nắp, dùng đồ của Horotec, đảm bảo khi đóng nắp không ảnh hưởng đến mặt kính đồng hồ
  • Vệ sinh vỏ ngoài, dây.

IMG_0482

Kết quả cuối cùng:

IMG_0230

IMG_0478

Và chiếc Gucci đã hoạt động trở lại, mong là sẽ mang lại niềm vui trên cổ tay cho quý cô chủ ♥♥♥

Đồng hồ Soviet Volna

Hiện nay việc sưu tầm những chiếc đồng hồ được sản xuất trong thời kỳ Xô Viết trở thành thú vui với nhiều người. Một số mẫu đồng hồ được xuất xưởng trong giai đoạn 60-70-80 cho đến 90 được săn lùng ráo riết, đặc biệt nếu các chi tiết của chiếc đồng hồ là nguyên bản thì mức độ quý hiếm càng cao.

Một trong những hãng được nhiều người sưu tầm là Volna (tiếng Nga là ВОЛНА), đặc biệt là mẫu Volna sử dụng bộ máy 2809.  Trong thời kỳ những năm từ cuối những năm 50′ đến năm 70 thì hầu như tất cả đồng hồ với bộ máy có chứng chỉ COSC đều có xuất xứ từ Thụy Sỹ.  Bộ máy 2809 là bộ máy đầu tiên do Xô Viết sản xuất đạt được chứng chỉ COSC. Vì thế, việc sưu tầm và có được một chiếc Volna sử dụng bộ máy 2809 được xuất xưởng trong thời kỳ này là rất quý.

Một người bạn có chiếc đồng hồ Volna (tiếng Nga ВОЛНА) được giới thiệu là sử dụng bộ máy 2809, được cho là nguyên bản từ mặt số, vỏ, kim, bộ máy:

Tampered Volna

2809 Cal

Tuy vậy, kết quả đối chiếu với hình ảnh một số mẫu Volna xuất xưởng cùng thời kỳ cho thấy:

  • Bộ kim của chiếc Volna, dù có vẻ khá cùng niên đại với mặt số, cọc số nhưng lại không phải nguyên bản. Cọc số có dạng tam giác nhọn nhưng bộ kim lại dạng ba-toong, không ton – sur – ton.
  • Bộ kim gốc có kiểu dáng Lance, ton – sur – ton với cọc số. Đặc biệt kim giây có màu đỏ, không phải màu vàng

Authentic Volna.jpg

  • Máy 2809: Do hình ảnh không sắc nét nên khó phân biệt đây là hình chụp lúc đang chuyển động hay đứng yên. Trường hợp chụp lúc máy đang dừng, bánh lắc không có vít tinh chỉnh (screwless balance wheel) nghĩa là được sản xuất từ vật liệu Glucydur. Tuy nhiên, tại thời điểm máy 2809 được sản xuất thì ngay cả bộ máy Cal 135 của Zenith vẫn phải sử dụng vít tinh chỉnh, chưa áp dụng vật liệu Glucydur cho bánh lắc. Như vậy, bánh lắc của bộ máy 2809 cũng không phải nguyên bản.
  • Màu sơn khác nhau trên 5 ngôi sao: Sau gần 60 sử dụng thì việc phai màu sơn trên ngôi sao là hoàn toàn có thể xảy ra.

Kết luận: Bộ máy 2809, đồng hồ Volna là những mẫu đồng hồ đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh về chất lượng, mức độ hoàn thiện của đồng hồ Soviet, vì thế rất đáng để sưu tầm, lưu giữ khi các chi tiết là nguyên bản.

CITIZEN ECO-DRIVE E11

Eco-Drive là công nghệ độc quyền, mang tính đột phá của hãng đồng hồ Citizen để chuyển hoá ánh sáng thành điện năng sau đó lưu trữ trong một loại pin đặc biệt để từ đó cung cấp năng lượng cho chiếc đồng hồ.
E011 là một mẫu máy Eco-Drive phổ biến, được dùng nhiều trên đồng hồ Citizen. Thông thường với mỗi lần sạc đầy, máy E011 có thể hoạt động liên tục (mà không cần sạc) trong vòng 180 ngày. Thời gian sạc đầy của E011 với ánh sáng trong nhà là đèn huỳnh quang ở khoảng cách 20 cm hoặc đèn sợi đốt ở khoảng cách 50 cm là 130 giờ. Với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp thì thời gian sạc đầy là 11 giờ hoặc là 40 giờ với ngày mây mù.

Trong trường hợp pin đồng hồ gần cạn kiệt, kim giây sẽ nhảy 2 giây / lần thay vì 1 giây/lần như thường lệ. Khi thấy có dấu hiệu này cần sạc pin dưới ánh sáng tự nhiên ngay để tránh pin bị cạn kiệt sẽ mau hỏng. Hình ảnh của đồng hồ Citizen khi pin gần cạn kiệt:

Khi sử dụng đồng hồ Eco-drive cần lưu ý:
  • Sạc đầy pin (sạc bằng ánh nắng mặt trời khoảng 2 tiếng) trước khi cất trữ. Sạc đầy pin đồng hồ sẽ hoạt động được khoảng 6 tháng, do đó cần phơi sáng 5 tháng một lần để giữ cho pin đầy năng lượng.
  • Không để đồng hồ ở nơi có nhiệt độ cao hơn 60 độ C, thấp hơn -10 độ C, nơi ẩm ướt, bụi bặm, nhiều hóa chất.

Mẫu đồng hồ sử dụng máy Eco-drive E011, GN-4W-S, mới được vệ sinh và sạc pin, sẵn sàng lên tay trở lại…

IMG_0298

Thay máy cho đồng hồ Victorinox

Chiếc Victorinox không may bị rơi dẫn đến hiện tượng lúc chạy lúc nghỉ, kim giờ, kim phút bị trôi. Sau khi tháo máy, xem xét thì thấy:

  • Máy quartz Ronda 517 – H2;
  • Phần điện tử: IC, cuộn dây vẫn hoạt động tốt;
  • Kiểm tra các bánh răng thì thấy bánh răng số 3 (third wheel) đã bị gãy trục

IMG-0510

Với trường hợp này nếu thay riêng bánh răng thì chi phí cũng ngang với thay cả bộ máy. Giải pháp tối ưu là thay toàn bộ máy:

  • Thay máy Ronda 517 – H2 (H2 là độ cao máy, chú ý có 3 loại H1/2/3 tránh mua nhầm)
  • Thay gioăng nắp đáy.
  • Vệ sinh và hoàn trả.

Hai giây trễ của đồng hồ trên sân ga tại Thuỵ Sỹ

Hai (2) giây có ý nghĩa gì đối với bạn hay không?

Trên tất cả sân ga tại Thuỵ Sỹ, những chiếc đồng hồ do Đường sắt liên bang Thụy Sỹ (SBB CFF FFS) đặt tại mỗi ga đều có chung một đặc điểm về thiết kế là kim giây của đồng hồ chạy hơi nhanh một chút để đi hết một vòng trong 58 giây, để rồi tạm ngưng trong 02 giây ở vạch 12 giờ trước khi bắt đầu một vòng mới. Theo Mondaine thì SBB đã làm như vậy trong suốt 70 năm qua, bắt nguồn từ mong muốn có được sự chính xác tuyệt đối về thời gian. Trong thập niên 40, Thụy Sỹ muốn rằng tất cả các đồng hồ ở mỗi ga đều phải được đồng bộ với nhau để đảm bảo độ chính xác. Trong ngành vận tải đường sắt, sự chính xác và đồng bộ về thời gian là vô cùng quan trọng, không chỉ các chuyến tàu đi và đến cần đúng giờ (đến từng giây) thậm chí ngay cả các ga tàu cũng phải duy trì sự đồng bộ đó. Năm 1944, Hans Hilfiker, một kỹ sư người Thụy Sỹ đã thiết kế ra một hệ thống có thể đồng bộ các đồng hồ ở mỗi sân ga thông qua tín hiệu được truyền đi thông qua đường dây điện thoại. Hệ thống này sẽ tái đồng bộ các đồng hồ tại hàng nghìn sân ga mỗi phút. Hai giây tạm dừng chính là thời gian đủ cho mỗi đồng hồ có thể được đồng bộ với nhau và cho phép vô hiệu sai lệch nếu có. Và vì vậy, việc tạm dừng 2 giây mỗi phút trên các đồng hồ ở sân ga đã trở thành biểu tượng đặc trưng mang đậm tính “đúng giờ” kiểu Thụy Sỹ.

Thiết kế đặc trưng của đồng hồ gồm: Mặt đồng hồ đơn giản và mạnh mẽ. Trên mặt đồng hồ không có các con số, chỉ có vạch chia phút màu đen trên nền trắng. Kim giờ và kim phút màu đen. Đối lập với màu đen và nền trắng là kim giây màu đỏ, được gọi là “rote Kelle” bởi có hình tròn màu đỏ đặc trưng ở đuôi, bắt chước biểu tượng thiết bị của người bẻ ghi sử dụng để ra tín hiệu cho người lái tàu thông báo tàu có thể xuất phát.

Lấy cảm hứng từ chiếc đồng hồ trên sân ga, vào giữa những năm 80, hãng Mondaine đã được cấp phép sử dụng thiết kế đồng hồ này trên các mẫu đeo tay. Đến năm 2013, Mondaine cuối cùng cũng đã đưa được tính năng tạm ngưng 2 giây như trên lên mẫu đồng hồ đeo tay có tên Stop2Go. Trên rất nhiều phương diện thì mẫu đồng hồ này rất giống với những chiếc đồng hồ ở trên sân ga Thụy Sỹ mà hành khách đi tàu đã rất quen thuộc. Tính năng đặc trưng Stop2Go này được bắt chước giống như nguyên mẫu: kim giây màu đỏ chạy hết một vòng trong 58 giây, sau đó đợi ở vị trí 12 giờ trong 02 giây cho đến khi kim phút nhảy một vạch, rồi lại tiếp tục vòng quay mới.

Phần động cơ bên trong của đồng hồ thực sự đặc biệt ở chỗ Mondaine phải sử dụng hai máy riêng biệt để vận hành chiếc đồng hồ theo đúng cách. Điều này có nghĩa là kim giờ và kim phút được vận hành ở trên hệ thống bánh xe truyền động khác với hệ thống của kim giây. Theo một cách nào đó thì động cơ của đồng hồ gần như là được ghép từ hai động cơ vào một.

Quan sát chiếc đồng Stop2Go, có khi nào bạn tự hỏi, hai giây liệu có thể thay đổi gì trong cuộc đời mình hay chưa?

A512-30358-16SBB-stop2go