Phục hồi đồng hồ Seiko Champion

Đôi nét về Seiko và dòng Seiko Champion

Trong bài “Phục hồi đồng hồ Seiko 5 chém cạnh” WRVN đã giới thiệu sơ lược về lịch sử hãng Seiko và một số kỹ thuật trên các bộ máy mà Seiko xuất xưởng những năm 60′. Những năm đầu sản xuất những chiếc đồng hồ đồng tiên của hãng mang tên Seikosha (). Trong đó “Seiko” mang ý nghĩa sự tinh tế, thành công, “sha” mang ý nghĩa như từ “xá” hoặc “nhà”.

Tiếp nối những thành công trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ đeo tay, trong những năm 196x Seiko đã tung ra nhiều mẫu đồng hồ, trong đó có mẫu tầm trung là Champion. Về cơ bản, Champion là mẫu đồng hồ thanh lịch dành cho đàn ông, với cót lên tay, mặt cỡ 39, bộ kim kiểu thanh gươm, cọc số đơn giản. Ban đầu dòng Champion chỉ có 2 bản 17 jewels hoặc 19 jewels và đều không có lịch. Sau đó Seiko tiếp tục xuất xưởng dòng Champion Calendar (năm 1962) và Champion 850 (năm 1963) và phiên lịch thứ/ngày của Champion 860 (năm 1964). Ngoài ra, dòng Champion cũng có một số phiên bản đặc biệt mà trong số đó thì Champion Alpinist là nổi tiếng nhất, được cho là nhắm tới những người trẻ tuổi ưa khám phá. Máy của Seiko Champion chỉ có chữ Seikosha kèm theo 17/19 jewels và đều không đánh số.

Nhập viện và thăm khám

Chiếc Seiko Champion Diashock 17 jewels được các chủ nhân gìn giữ một cách khá cẩn thận. Với tuổi đời đến 60 năm mà mặt kính chỉ bị xước dăm đôi chỗ; các chi tiết kim loại như vỏ, nắp đáy đều còn sáng bóng, kim và mặt đều nguyên bản, trắng sáng, núm còn zin có khắc chữ S (Seiko)

IMG_1556

Kiểm tra sơ bộ thì chiếc Champion cũng được cất tủ khá lâu, lên cót tương đối khó khăn, sau khi lên cót thì lúc chạy lúc nghỉ, sai số rất lớn và thay đổi.

Điều trị

Trước hết là gỡ nắp đáy, mặt kính và vỏ để lấy máy. Do tuổi đời của chiếc Champion đã cao nên bánh lắc (Balance wheel) cũng được gỡ trước đề phòng rủi ro.

IMG_1456IMG_1457

Để tránh xước mặt số, WRVN dùng miếng lót Bergeon trước khi gỡ bộ kim. Ở góc chụp này cho thấy bộ kim còn nguyên bản sáng bóng.IMG_1458IMG_1459

Mặt số và các chi tiết được gỡ dần

Tiếp theo đó là gỡ các chi tiết trống cót, bánh xe gai, bánh răng truyền động,…

Do lâu ngày không bảo dưỡng, lau dầu nên các chi tiết đều có nhiều cắng dầu, trống cót, ổ chân kính bẩn

IMG_1468IMG_1469

Sau khi được tháo rời, các chi tiết được làm sạch hai lần bằng máy tạo sóng siêu âm, hong khô, tẩy sạch các vết dầu khô. Tuy nhiên chân kính của bánh xe gai và ngựa lại đã hỏng không thể tiếp tục sử dụng, buộc phải thay thế (đúng với nhận định lúc đầu khi thăm khám). Việc tìm kiếm chi tiết thay thế cho bộ máy 60 năm tuổi không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn cần đến sự may mắn. Finally I found it -> https://www.ebay.com/itm/254296738509. Giờ thì đành ngồi chờ chú đưa thư thôi…

Cập nhật

Bộ máy Seikosha 860 mới mua cũng đã han gỉ nhiều, rất may là các chi tiết cần thiết vẫn còn tốt

IMG_1548

Hoàn tất việc lắp ráp

Và cân chỉnh

Và cuối cùng là lên tay

IMG_1552IMG_1553IMG_1554IMG_1555

Hi vọng chiếc Seiko Champion lại tiếp tục mạch đập không ngừng nghỉ để làm hài lòng chủ nhân.

 

Dịch vụ bảo dưỡng cho đồng hồ cơ

DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG TOÀN BỘ CHO ĐỒNG HỒ CƠ

  1. Vệ sinh dây vỏ bằng máy siêu âm chuyên dụng.

87316_1000x1000

2. Làm sạch các chi tiết máy.

  • Tháo rời các chi tiết và súc rửa bằng máy siêu âm
  • Để khô tự nhiên, làm sạch một lần nữa

fullsizeoutput_8deIMG_0880

3. Lắp ráp các chi tiết và tra dầu tiêu chuẩn Thụy Sỹ

IMG_0912

4. Kiểm tra sai số bằng máy đo chuyên dụng để cân chỉnh.

IMG_0477

5. Kiểm tra các chức năng và tinh chỉnh

IMG_0862

Kiểm tra chức năng: lịch, cót…

6. Hoàn thiện thẩm mỹ trước khi lên tay khách.

 

IMG_0195