Cẩm nang chọn mua đồng hồ trong khoảng 1000 $ (Phần 9)

9. Dạ quang

Không phải tất cả đồng hồ đều bắt buộc phải có dạ quang trên mặt đồng hồ để giúp nhìn giờ tronng đêm tối. Nhưng đối với những chiếc đồng hồ thể thao hoặc đồng hồ thông thường thì sẽ có dạ quang ở trên kim cũng như một số điểm ở trên mặt. Chất lượng của dạ quang thì không phải chiếc nào cũng giống nhau. Một số chiếc thì không thực tế đến mức lẽ ra không nên có dạ quang, thậm chí là sau cả phút phơi mặt đồng hồ dưới ánh sáng trực tiếp thì dạ quang cũng chỉ sáng le lói được vài phút. Dạ quang tốt là loại dễ dàng được “nạp” dưới ánh sáng mặt trời hoặc trong phòng nhưng có thể tỏa sáng hàng giờ. Các hãng Nhật Bản thường là những người sản xuất dạ quang tốt nhất, nhưng trên đồng hồ sẽ không bao giờ có thông tin về nguồn gốc của dạ quang, thường chỉ được ghi là LumiNova hoặc SuperLumiNova trong mô tả. Một lựa chọn khác cho dạ quang là đồng hồ sử dụng ống khí triti, có tên là trigalight, được sản xuất bởi 1 công ty ở Thụy Sỹ (www.mbmicrotec.com) và có thể tự phát sáng trong vòng 25- 30 năm. Nguyên lý làm việc của trigalight tương tự như đèn hình CRT được sử dụng trong màn hình TV trước đây, ánh sáng được tạo ra nhờ ống đèn. Phía trong ống là lớp phủ mỏng chất bột lân  quang. Lớp bột này (Kẽm sulfide) có khả năng có khả năng biến đổi điện năng thành ánh sáng. Điện năng được sinh ra nhờ khí triti thông qua bức xạ beta mức thấp. Khi phân ra, nguyên tố triti giải phóng electron. Electron này va đập với lớp phủ sẽ bị giữ lại đồng thời tạo ra ánh sáng. Và do đó, màu sắc của ánh sáng được tạo ra có thể thay đổi được, phụ thuộc vào lớp phủ chứ không phụ thuộc vào khí trong ống nhưng độ sáng thì phụ thuộc vào tỷ lệ chiếm dung tích của khí triti trong ống.

Cuối cùng, không có chiếc đồng hồ hoàn hảo. Vì vậy hãy chọn mua cho mình chiếc đồng hồ  mà bạn thích đồng thời thỏa mãn càng nhiều càng tốt những tiêu chí nói trên. Chúc các bạn thành công.

Cẩm nang chọn mua đồng hồ trong khoảng 1000 $ (Phần 8)

8. Dấu ấn của nhà sản xuất

Một hãng sản xuất đồng hồ tốt thường không tự hào vì họ là nhà sản xuất đồng hồ mà chú trọng vào từng sản phẩm mà họ thiết kế ra. Điều này có nghĩa là trên mỗi chiếc đồng hồ, có 4 vị trí bạn sẽ nhìn thấy tên của nhà sản xuất: trên mặt đồng hồ, đáy đồng hồ, trên núm vặn, trên khóa bấm hoặc khóa cài. Phương pháp để đánh dấu thì có nhiều, nhưng ở mức giá chúng ta đang xét thì thông thường sẽ là khắc laze. Những chiếc đồng hồ có giá cao hơn sẽ có logo và được chạm khắc nổi (tăng giá trị hơn so với việc khắc chìm trên bề mặt). Những chiếc đồng hồ rẻ tiền hơn thì thường cũng có thể có logo hoặc tên tuổi nhà sản xuất trên mặt, dưới vỏ và thường chỉ có núm và khóa bấm trơn.

Cẩm nang chọn mua đồng hồ trong khoảng 1000 $ (Phần 7)

7. Trọng lượng

Trọng lượng đồng hồ là một tiêu chí phân loại, đối với một số người thì rất yêu thích những chiếc  đồng hồ nặng, một số khác thì lại yêu thích những chiếc có trọng lượng rất nhẹ. Nhìn chung thì dây kim loại sẽ có trọng lượng lớn hơn dây da. Về tổng thể, nên ước lượng trước tổng trọng lượng của đồng hồ trước khi mua nếu không muốn nó trở thành cái “cùm” trên tay bạn. Trên một số đồng hồ đắt tiền, bạn sẽ thấy có sử dụng vật liệu titanium với trọng lượng nhẹ hơn thép không rỉ nhưng ở mức giá chúng ta đang xét thì khó có thể kiếm được chiếc nào có vỏ làm từ titanium, nếu có thì chất lượng titanium sẽ không ở mức cáo như mong muốn (cấp độ 5). Tốt nhất là ở mức giá này thì nên tìm kiếm đồng hồ vỏ thép là đủ. Và như đã nói, trọng lượng của đồng hồ sẽ thể hiện độ đặc liền khối của vỏ, dây với thép chất lượng cao, do đó, hãy cảm nhận trọng lượng của vỏ và dây đồng hồ để đảm bảo nó đủ chắc chắn và đáng để rước về cho bộ sưu tập.

Cẩm nang chọn mua đồng hồ trong khoảng 1000 $ (Phần 6)

6. Dây và khoá an toàn

Những chiếc đồng hồ rẻ tiền có dây kim loại thường chỉ có khóa bấm đơn. Loại khóa này chỉ có một nấc bấm hoặc ngàm. Dây kim loại tốt nhất phải có 2 hoặc 3 nấc khóa bấm. Ảnh bên trái là  khóa bấm trên chiếc Steinhart Ocean 2, khi khóa, phần bên trái của khóa sẽ khớp với phần ở dưới, đây là nấc khóa thứ nhất. Nấc khóa thứ hai là phần nắp ngàm nhỏ phía trên sẽ khóa phần thứ nhất lại để đảm bảo nó được đóng hoàn toàn. Ảnh bên phải là khóa 3 nấc với nút bấm lò xo ở giữa, hoặc là loại khóa 2 nấc nhưng thay cho phần nắp ngàm sẽ là nút bấm. Điểm mấu chốt ở đây chỉ là để đảm bảo rằng chiếc đồng hồ một khi đã ở trên tay bạn sẽ không bị rơi ra trong bất kỳ trường hợp nào, thậm chí nếu bạn có vô tình đập mạnh dây vào đâu đó

Cẩm nang chọn mua đồng hồ trong khoảng 1000 $ (Phần 5)

5. Được thiết kế hợp lý và giá cả nhất quán

Có 2 loại kiểuthiết kế đồng hồ: một số thì quản tâm đến chức năng đo đếm thời gian của đồng hồ, số khác thì quan tâm đến vẻ ngoài của đồng hồ. Những chiếc đồng hồ tốt nhất là sản phẩm của sự kết hợp giữa 2 nhóm trên. Một dạng khác là những chiếc đồng hồ thời trang nhìn rất đẹp nhưng lại có nhiều điểm bổ sung quá mức cần thiết. Trường hợp tệ nhất là đồng hồ thiết kế thì xấu và thậm chí các chức năng hoạt động cũng không ra gì. Ví dụ cho những trường hợp này như là thiếu mặt số phụ cho tính năng bấm giờ thể thao, vạch trên mặt số bị lỗi, thang đo không hoạt động mà chỉ để làm đẹp, thậm tệ nhất nữa là kim quá ngắn hoặc sai kích thước. Như vậy, thực ra lời khuyên ở đây chỉ còn là hãy ngắm cho kỹ chiếc đồng hồ và tìm hiểu kỹ các tính năng hữu dụng của nó trước khi đưa ra quyết định mua.

Một con số gắn với chiếc đồng hồ mà chẳng có ý nghĩa gì lắm chính là giá bán lẻ của nó. Giá bán lẻ chỉ là con số với mục đích chỉ để mà ngay cả đến đại diện chính hãng cũng có thể đưa ra mức phần trăm giảm giá dựa trên con số đó. Thực tế là tất cả các đồng hồ ở trong tầm giá chúng ta đang xét  đều bán dưới giá bán lẻ. Cũng vì thực tế như vậy nên bạn rất muốn chỉ phải trả một số tiền thực tương ứng với giá trị của chiếc đồng hồ. Ví dụ, chiếc đồng hồ muốn mua có giá bán lẻ là 500 $, nhiều nhà bán lẻ sẵn sàng hạ giá bán đến tận 400 $ và bạn sẽ phải đảm bảo rằng chi phí thực tế bạn bỏ ra cho chiếc đồng hồ sẽ chỉ từ 400 – 450$ mà thôi. Với cùng một chiếc đồng hồ được bán bởi đại diện chính hãng với giá 400$ nhưng nếu mua ở cửa hàng bất kỳ khác (không phải chính hãng) chỉ với giá 250$ thì có nghĩa là có gì đó hoàn toàn không ổn về giá trị thực của chiếc đồng hồ. Đó chính là tính nhất quán về giá cả khi tham khảo từ nhiều người bán khác nhau.

Cẩm nang chọn mua đồng hồ trong khoảng 1000 $ (Phần 4)

4. Cấu trúc

Khi cầm chiếc đồng hồ trên tay, cảm giác của bạn về nó phải là “thật chắc chắn”. Hãy kiểm tra xem dây da/dây kim loại gắn với vỏ đồng hồ có chắc chắn hay không. Phải đảm bảo rằng không có khe hở lỏng lẻo nào ở điểm kết nối. Đặt đồng hồ lên cổ tay và kiểm tra xem khóa bấm khớp (clasp), khóa gài (buckle) làm việc như thế nào, khi đóng mở phải dễ dàng nhưng cũng phải thật chắc chắn. Tiếp nữa, khóa cũng phải không quá lỏng hay lệch kích thước so với dây. Nếu đồng hồ có vành xoay kiểu đồng hồ lặn, kiểm tra độ giơ của vành bằng cách khẽ lắc xoắn vành để xem tại vị trí nghỉ, vành có dịch chuyển nhiều hay ít. Một chiếc đồng hồ tốt sẽ không gây ra nhiều thậm chí là không có tiếng động  nào khi di chuyển nhanh cùng với cổ tay. Trong nhiều trường hợp, xét về dây đeo kim loại, các hãng Thụy Sỹ có được nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn so với các hãng khác, thậm chí là khi so với các hãng của Nhật Bản. Thậm chí, ngay cả khi những dây đeo này chỉ được thiết kế ở Thụy Sỹ nhưng sản xuất ở nước khác thì họ vẫn có niềm tự hào về những thiết kế tinh tế của mình.

Tiếp đến, bạn có thể kiểm tra đáy đồng hồ. Có các kiểu đáy đồng hồ phổ biến:
– Đáy cậy: Đa phần có khả năng chống nước trung bình;
– Đáy xoáy (vặn ren): Chống nước rất tốt;
– Đáy bắt vít: Đa phần chống nước trung bình;
– Đáy lắp kính: là loại vặn ren hoặc ép gioăng, có thể nhìn rõ máy bên trong; khả năng chống nước trung bình.

IMG_6280
Đáy đồng hồ Tissot PR100 loại nắp cạy
IMG_1992
Seiko SKX007J, chống nước 200m nắp xoáy

Cẩm nang chọn mua đồng hồ trong khoảng 1000 $ (Phần 3)

3. Máy đồng hồ

Đất nước Thụy Sỹ và Nhật Bản nổi tiếng với ngành công nghiệp sản xuất máy đồng hồ chất lượng cao. Đa số các mẫu đồng hồ cơ Thụy Sỹ (Swiss made) sử dụng máy sản xuất bởi ETA hoặc Ronda (nếu đó là  máy điện tử, nhưng không phải tất cả đều là như vậy). Máy Nhật Bản thường được sản xuất bởi các công ty có tên tuổi như Seiko, Citizen và Casio. Tuy nhiên, trên thế giới không phải chỉ có các nhà sản xuất máy đồng hồ đến từ Thụy Sỹ hay Nhật Bản mà còn có nhiều nhà sản xuất ở các nước khác, tuy nhiên, trong tầm giá mà chúng ta đang xét, tiêu chí “Máy Thụy Sỹ hoặc Nhật Bản” là hoàn toàn hợp lý. Thêm nữa, nếu đó không phải là đồng hồ Nhật Bản, hãy cố tìm một chiếc mà có máy Thụy Sỹ. Thông thường thì chúng ta hay có tâm lý tránh xa máy Trung Quốc, mặc dù không phải lúc nào đó cũng là dấu hiệu của một chiếc đồng hồ kém chất lượng. Thông thường thì đồng hồ Nhật Bản sẽ sử dụng máy Nhật Bản, ngoài ra thì bạn cũng dễ dàng tìm thấy một chiếc đồng hồ bất kỳ có sử dụng máy Nhật Bản (ví dụ như máy Miyota, công ty con của tập đoàn Citizen). Trong mức giá này, bạn nên ưu tiên chọn đồng hồ cơ thay vì đồng hồ điện tử. Với đồng hồ cơ, bạn sẽ có hai lựa chọn hoặc máy lên giây tay hoặc máy tự động.

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng tìm kiếm cho mình những chiếc đồng hồ cơ trong số cơ man mẫu đang có sẵn trên thị trường, bạn hoàn toàn vẫn có thể tìm thấy cho mình những mẫu đồng hồ điện tử có chất lượng rất tốt. Có rất nhiều mẫu đồng hồ điện tử xuất sắc đáp ứng tiêu chí của bạn ví dụ như chiếc Junghans Diplomat Big Date, đáp ứng rất nhiều tiêu chí đặt ra: thương hiệu tốt, kính sapphire, thiết kế lịch lãm, chất lượng máy quá tốt, hiệu quả và tiết kiệm với giá chỉ nhỉnh hơn 350 €.

ETA 2824-2
Hình ảnh máy ETA 2824-2 thông dụng
J645.30
Máy J645.30 (quartz) dùng cho Junghans Diplomat Big Date

Cẩm nang chọn mua đồng hồ trong khoảng 1000 $ (Phần 2)

2. Cấu trúc

Đối với một số người thì việc lựa chọn đồng hồ có cấu trúc là kim loại đặc/liền là điều đương nhiên, tuy nhiên hãy xem thực tế các nhà sản xuất nhiều khi đã cố gắng cắt giảm chi phí như thế nào trên mỗi chiếc đồng hồ. Thép được sử dụng cho vỏ đồng hồ thường là loại thép không rỉ 316L (ngoài ra còn có nhiều vật liêu khác nữa như vàng, vàng trắng, titanium, platinium, mạ vàng, v.v…), thêm nữa, vỏ ngoài của đồng hồ và các mắt dây kim loại phải là vật liệu đặc/liền thay vì là kim loại gấp (folded metal) hoặc là một thứ gì đó trong suốt. Đối với dây kim loại, để kiểm tra một sợi dây có phải đặc/liền hay không, bạn có thể nhìn từ phía bên cạnh của nó. Thép không gỉ (Stainless Steel) là một hợp kim được cấu tạo từ sắt, niken, và tối thiểu là 10% crôm. Có khoảng hơn 150 loại thép không rỉ được chia làm 15 cấp độ, chỉ có một số ít trong số này đạt được sự kết hợp cần thiết giữa các yếu tố về độ bền kéo, độ cứng, hình thức và khả năng chống ăn mòn. Dòng thép không rỉ series 300 có được pha trộn tốt nhất của những đặc điểm này, các dòng thép khác có thể vượt hơn về điểm này nhưng lại thua kém về điểm khác, ví dụ, dòng series 400 có khả năng chống ăn mòn tốt hơn nhưng lại rất kém về độ bền và hình thức.

Thép không rỉ 316L có tính chất không nhiễm từ và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp đồng hồ. Thép 316L được tôi cứng bằng cách đun nóng đến nhiệt độ 1.010 – 1.120 °C và được làm lạnh nhanh chóng bằng chất lỏng. Ngoài ra, thép 316L còn được bổ sung molybden để tăng khả năng chống rỗ và ăn mòn. Chữ L ở đây có nghĩa là Low carbon, hàm lượng carbon ít hơn một nửa so với thép 316 thông thường. Thành phần của thép 316L gồm: Sắt  72% , Chromium 10 – 18%, nickel 10 – 14%, molybden 2 – 3%, Mangan tối đa 2%, carbon tối đa là 0,03%, Lưu huỳnh 0,03%, nitrogen tối đa 0,1%, phốt pho 0,045%, silicon 0,75%.

Trong tầm giá này, chúng ta có thể xem xét đến một số ít mẫu (đã qua sử dụng) của hãng Damasko. Đây là hãng đồng hồ non trẻ với hơn 20 năm kinh nghiệm có trụ sở tại CHLB Đức.  Hãng này đã được cấp bằng sáng chế cho nhiều loại hợp kim và một quá trình mà họ gọi là “ice hardening”. Họ đã sản xuất thép tương tự như hợp kim loại series 400 mà không cần thêm niken. Kim loại được pha với nitơ trong khi ở trạng thái nóng chảy. Hợp kim này có hàm lượng carbon cao hơn nhiều, khoảng 0,35% so với 0,03% của 316L và 0,08% của hợp kim loại 316. Kết quả cuối cùng là một sản phẩm có độ cứng khoảng 760 HV, gấp 4 lần hơn bất kỳ vật liệu thép không rỉ nào khác được sử dụng để làm vỏ đồng hồ. Nó cũng giúp cải thiện sức đề kháng ăn mòn, và vì nó không chứa niken nên phản ứng dị ứng của da tay với chất này cũng bị loại bỏ. Tuy nhiên, công nghệ này có điểm hạn chế chủ yếu là hợp kim này có thể dễ dàng bị từ hóa.

Picture1
Hình ảnh vỏ 2 chiếc Steinhart: Bên trái là kiểu chải mờ (brush), Bên phải là kiểu bóng (satin&shiny)
produktfoto-DA38-02
Hình ảnh chiếc Damasko DA-38

 

Cẩm nang chọn mua đồng hồ trong khoảng 1000 $ (Phần 1)

Điều đầu tiên phải nói là cẩm nang này không đề cập đến các tính năng phức tạp (complication) của đồng hồ ví dụ như bấm giờ thể thao (chronograph), lịch vĩnh cửu, giờ GMT, v.v.. Cẩm nang này chỉ đề cập đến một số đặc điểm thông dụng của một chiếc đồng hồ. Ngoài ra, không có một chiếc đồng hồ nào là hoàn hảo, vì vậy bạn hãy cố gắng tìm cho bản thân mình chiếc đồng hồ ưng ý nhất. Trong dải từ 300$ – 1.000 $ có lẽ là mức giá có nhiều lựa chọn nhất. Nếu bạn coi đây là món tiền khá lớn, hi vọng rằng cẩm nang này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để lựa chọn, sàng lọc và chọn được một chiếc đồng hồ ưng ý cho riêng mình. Và, dĩ nhiên rồi, nếu thay hay, hãy chia sẻ!

1.   Kính Sapphire

Kính đồng hồ là phần trong suốt trên mặt đồng hồ. Kính là bộ mặt của đồng hồ và do vậy đóng vai trò quan trọng khi xem xét về hình thức tổng thể của một chiếc đồng hồ. Kính có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau tuy nhiên đa số các loại đồng hồ sử dụng một trong hai loại kính: Kính khoáng thường (mineral) hoặc kính sapphire nhân tạo ( Al2O3, hay còn gọi là tinh thể oxyd nhôm)

Kính sapphire có đặc tính trong suốt với ánh sáng có bước sóng từ 150 nm (tia UV) đến 5.500 nm (hồng ngoại) và có khả năng chống xước rất tốt. Kính khoáng thường thì có giá rẻ hơn và chỉ có một ưu  điểm vượt hơn so với kính sapphire đó là chúng không bị vỡ vụn khi có lực tác động mạnh. Điều đó có nghĩa là kính khoáng sẽ nứt vỡ nhưng không bị vụn. Trong khi đó kính sapphire hiếm khi bị vỡ vụn trừ phi nếu bị tác động với lực lớn. Đồng hồ có chất lượng càng cao nếu kính sapphire càng dầy và do đó cũng khó bị vỡ hơn. Kính sapphire rất khó bị xước, do vậy đôi khi bạn có thể gặp những chiếc đồng hồ với vỏ xước xát nhưng mặt kính thì vẫn hoàn hảo. Kính sapphire đứng thứ 9 trong thang Mohs đo độ cứng của khoáng chất và chỉ sau mỗi kim cương, đứng hàng cao nhất, thứ 10 trong thang Mohs. Còn nếu xét về độ cứng tuyệt đối, kính sapphire đạt được khoảng từ 2.200 – 2.700 Vicker, gấp 7 lần so với chất liệu thép, kính khoáng thường có độ cứng kém hơn nhiều, chỉ đạt khoảng 500 – 800 Vicker. Và do vậy tiêu chí về mặt đồng hồ được ưu tiên lựa chọn sẽ là “kính sapphire” chứ không phải kính khoáng thường.

Câu hỏi tiếp theo sẽ là: làm sao để phân biết được đâu là kính khoáng thường và kính sapphire. Dĩ nhiên, nhà sản xuất phải công bố các thông số của đồng hồ, tuy nhiên bạn có thể tự  mình thử bằng các cách sau:

Do sự khác nhau về cấu tạo nên kính khoáng và sapphire có đặc tính khác nhau như sau:

  • Độ dẫn nhiệt (W/m/K): Diamond: 630-1000, Sapphire: 32-35, Glass: 8-0.93
  • Trở kháng (Ohm/m): Diamond: 10^16 – 10^18, Sapphire: 10^16, Glass: 10^10 – 10^14

Vì đặc tính như trên nên có thể sử dụng các phương pháp sau để phân biệt hai loại kính:

  • Dùng tay 2 ngón tay cái áp lên 2 loại mặt kính sapphire và kính khoáng, mặt kính sapphire sẽ cho cảm giác lạnh hơn;
  • Nhỏ một giọt nước lên mặt kính, dùng que khều giọt nước, nếu giọt nước có xu hướng co lại hình tròn thì đó là mặt kính sapphire;
  • Gõ nhẹ lên mặt kính, nếu là sapphire, sẽ phát ra âm có tần số thấp (âm trầm), nếu là kính khoáng, sẽ phát ra âm có tần số cao (âm bổng). Lí do là vì sapphire có độ đậm đặc cao hơn kính khoáng rất nhiều;

Để chắc chắn hơn nữa thì có thể dùng công cụ thử dựa trên độ dẫn nhiệt Diamond Selector II hoặc độ dẫn điện (Moissanite/Diamond Tester) có bán sẵn trên Amazon hoặc eBay.

Dưới dây là hình mẫu đồng hồ Steinhart Ocean II Blue với mặt kính shappire.

Ocean2