Điều đầu tiên phải nói là cẩm nang này không đề cập đến các tính năng phức tạp (complication) của đồng hồ ví dụ như bấm giờ thể thao (chronograph), lịch vĩnh cửu, giờ GMT, v.v.. Cẩm nang này chỉ đề cập đến một số đặc điểm thông dụng của một chiếc đồng hồ. Ngoài ra, không có một chiếc đồng hồ nào là hoàn hảo, vì vậy bạn hãy cố gắng tìm cho bản thân mình chiếc đồng hồ ưng ý nhất. Trong dải từ 300$ – 1.000 $ có lẽ là mức giá có nhiều lựa chọn nhất. Nếu bạn coi đây là món tiền khá lớn, hi vọng rằng cẩm nang này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để lựa chọn, sàng lọc và chọn được một chiếc đồng hồ ưng ý cho riêng mình. Và, dĩ nhiên rồi, nếu thay hay, hãy chia sẻ!
1. Kính Sapphire
Kính đồng hồ là phần trong suốt trên mặt đồng hồ. Kính là bộ mặt của đồng hồ và do vậy đóng vai trò quan trọng khi xem xét về hình thức tổng thể của một chiếc đồng hồ. Kính có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau tuy nhiên đa số các loại đồng hồ sử dụng một trong hai loại kính: Kính khoáng thường (mineral) hoặc kính sapphire nhân tạo ( Al2O3, hay còn gọi là tinh thể oxyd nhôm)
Kính sapphire có đặc tính trong suốt với ánh sáng có bước sóng từ 150 nm (tia UV) đến 5.500 nm (hồng ngoại) và có khả năng chống xước rất tốt. Kính khoáng thường thì có giá rẻ hơn và chỉ có một ưu điểm vượt hơn so với kính sapphire đó là chúng không bị vỡ vụn khi có lực tác động mạnh. Điều đó có nghĩa là kính khoáng sẽ nứt vỡ nhưng không bị vụn. Trong khi đó kính sapphire hiếm khi bị vỡ vụn trừ phi nếu bị tác động với lực lớn. Đồng hồ có chất lượng càng cao nếu kính sapphire càng dầy và do đó cũng khó bị vỡ hơn. Kính sapphire rất khó bị xước, do vậy đôi khi bạn có thể gặp những chiếc đồng hồ với vỏ xước xát nhưng mặt kính thì vẫn hoàn hảo. Kính sapphire đứng thứ 9 trong thang Mohs đo độ cứng của khoáng chất và chỉ sau mỗi kim cương, đứng hàng cao nhất, thứ 10 trong thang Mohs. Còn nếu xét về độ cứng tuyệt đối, kính sapphire đạt được khoảng từ 2.200 – 2.700 Vicker, gấp 7 lần so với chất liệu thép, kính khoáng thường có độ cứng kém hơn nhiều, chỉ đạt khoảng 500 – 800 Vicker. Và do vậy tiêu chí về mặt đồng hồ được ưu tiên lựa chọn sẽ là “kính sapphire” chứ không phải kính khoáng thường.
Câu hỏi tiếp theo sẽ là: làm sao để phân biết được đâu là kính khoáng thường và kính sapphire. Dĩ nhiên, nhà sản xuất phải công bố các thông số của đồng hồ, tuy nhiên bạn có thể tự mình thử bằng các cách sau:
Do sự khác nhau về cấu tạo nên kính khoáng và sapphire có đặc tính khác nhau như sau:
- Độ dẫn nhiệt (W/m/K): Diamond: 630-1000, Sapphire: 32-35, Glass: 8-0.93
- Trở kháng (Ohm/m): Diamond: 10^16 – 10^18, Sapphire: 10^16, Glass: 10^10 – 10^14
Vì đặc tính như trên nên có thể sử dụng các phương pháp sau để phân biệt hai loại kính:
- Dùng tay 2 ngón tay cái áp lên 2 loại mặt kính sapphire và kính khoáng, mặt kính sapphire sẽ cho cảm giác lạnh hơn;
- Nhỏ một giọt nước lên mặt kính, dùng que khều giọt nước, nếu giọt nước có xu hướng co lại hình tròn thì đó là mặt kính sapphire;
- Gõ nhẹ lên mặt kính, nếu là sapphire, sẽ phát ra âm có tần số thấp (âm trầm), nếu là kính khoáng, sẽ phát ra âm có tần số cao (âm bổng). Lí do là vì sapphire có độ đậm đặc cao hơn kính khoáng rất nhiều;
Để chắc chắn hơn nữa thì có thể dùng công cụ thử dựa trên độ dẫn nhiệt Diamond Selector II hoặc độ dẫn điện (Moissanite/Diamond Tester) có bán sẵn trên Amazon hoặc eBay.
Dưới dây là hình mẫu đồng hồ Steinhart Ocean II Blue với mặt kính shappire.